1.Vị trí địa giới
1.1.Vị trí: Xã Đăk Năng nằm về phía Tây, cách trung tâm thành phố Kon Tum 12 km, là xã thuần nông vùng ven thành phố xã có vị trí, cũng như đất đai rộng lớn bằng phẳng và mầu mở, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm tới xã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để nâng cao năng xuất, chất lương, cây trồng vật nuôi, chú trọng, tập trung phát triển thương mại dịch vụ, du lịch, khai thác khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp và đa dạng hoá ngành nghề.
1.2. Địa giới
- Phía Đông giáp xã Đoàn Kết
- Phía Tây giáp xã Sa Bình
- Phía Nam giáp xã Ia Chim
- Phia Bắc giáp xã Ngok Bay, Kroong
- Xã Đăk Năng có địa hình vừa đất trũng vừa đồi thoải, một phần diện tích bị ngập bởi lòng hồ thủy điện Ia Ly.
- Phần có địa hình cao, bằng phẳng, có độ cao từ 520-552m, là nơi tập trung các khu dân cư, các công trình phúc lợi, công cộng.
- Phần đất không bị ngập trũng nằm trên đồi thoải và một phần lớn đất trồng cây lâu năm có cao độ 520-560m.
- Phần đất thấp trũng giáp sông Đăk Bla có độ cao 517-519m, hầu như các mùa mưa đều bị ngập.
1.3. Dân số: 
Đến tháng 12/2023 xã có 999 hộ với 4.259 khẩu. Trong đó: dân tộc thiểu số có 681 hộ, 3.213 nhân khẩu chiếm trên 75% dân số, được chia thành 5 thôn (Ia Hội, Plei Rơ Wăk, Plei Rơ Drợp, Ngô Thạnh, Ia Kim).Thu nhập  bình quân đầu người: 47 triệu đồng/ người/ năm, hộ nghèo  08 hộ, chiếm tỷ lệ 0,8% dân số, hộ cận nghèo 21 hộ, chiếm tỷ lệ 2,1% dân số.
2. Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.226,53 ha; trong đó phân theo từng loại đất chính như sau: Đất nông nghiệp 1.616,38 ha; Đất phi nông nghiệp 605,6 ha. đất chưa sử dụng 4,55ha.
Thổ nhưỡng của xã chủ yêu là các nhóm đất: phù sa; đất đỏ vàng; đất nâu đá trên đá bazan. Có tiềm năng đất đai, đất ruộng và giáp sông Đak Năng và hồ thủy điện Yaly, nên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế đa dạng, sản xuất lương thực thực phẩm,  cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, trồng lúa, mía, chăn nuôi gia súc, phát triển nghề thủy sản...
3. Đặc điểm khí hậu: Khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu núi cao và Cao Nguyên nên có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau, với hướng gió Đông Bắc thổi mạnh và nắng nóng tăng thêm sự khô hạn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.